Làn gió mới trên bản đồ công nghiệp liền kề TP.HCM

Bên cạnh 2 tỉnh công nghiệp lâu đời là Đồng Nai và Bình Dương, Long An nổi lên như một trung tâm công nghiệp mới ở cửa ngõ phía tây TP.HCM với nhiều tiềm năng và lợi thế.

Vị thế “Cột trụ” của ba tỉnh công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương, Long An

Đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển địa phương, TP.HCM và nền kinh tế quốc gia, ba tỉnh công nghiệp: Đồng Nai, Bình Dương và Long An sở hữu những lợi thế riêng, tạo thành những “cột trụ tăng trưởng” vững chắc. Trong khi Đồng Nai và Bình Dương giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển kinh tế khu vực thì Long An đang nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Danh sách 23 khu công nghiệp lớn nhất tại TPHCM - CafeLand.Vn

Đồng Nai là một trong những tỉnh công nghiệp lớn và phát triển sớm. Tính đến nay, 32 KCN Đồng Nai đã thu hút được 2.135 dự án đầu tư. Trong đó, có 1.493 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đến từ 44 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư 30,34 tỷ USD, vốn thực hiện 23,11 tỷ USD; 642 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 81.916,30 tỷ đồng, theo thông tin của Ban quản lý các KCN Đồng Nai.

Còn Bình Dương là tỉnh có nhiều KCN phát triển mạnh mẽ, với 29 KCN, trong đó có 27 KCN đang hoạt động. Đây là địa phương thu hút FDI hàng đầu. Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Dương, tính cuối tháng 8/2024, Bình Dương có hơn 4.300 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 41,8 tỷ USD, xếp thứ 3/63 tỉnh, thành (sau TP.HCM và Hà Nội).

Trong khi đó, “cột trụ” thứ ba là Long An có vị trí chiến lược, sở hữu 3 cửa ngõ quan trọng kết nối Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, tạo thành “điểm trung chuyển” cho hàng hóa giữa các vùng trọng yếu. Trước đây, hạ tầng của Long An được xem là một trong những trở ngại lớn khiến tỉnh chưa phát triển công nghiệp mạnh mẽ. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, Long An đã chứng kiến sự đầu tư đáng kể vào các dự án hạ tầng chiến lược. Đi cùng là bước chuyển mình mạnh mẽ về phát triển công nghiệp. Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.312 dự án FDI, vốn hơn 11,3 tỉ USD; trong đó có 635 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư hơn 4,2 tỉ USD.

Long An: Làn gió mới trong bản đồ công nghiệp liền kề TP.HCM

Một trong những yếu tố giúp Long An trở thành tâm điểm công nghiệp mới là sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, cảng biển và các KCN. Chính quyền tỉnh đang đẩy mạnh việc triển khai các dự án hạ tầng lớn, tạo đà cho sự bùng nổ công nghiệp trong tương lai gần. Theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định mục tiêu đến năm 2030, Long An trở thành trung tâm kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam, là cửa ngõ tuyến hành lang kinh tế, đô thị, công nghiệp kết nối chặt chẽ TP.HCM và Đông Nam Bộ với Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Các dự án hạ tầng đột phá tại Long An

Một trong những dự án quan trọng góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng của Long An là tuyến đường huyết mạch cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Song song đó, cao tốc Bến Lức – Long Thành đang xây dựng có tổng chiều dài khoảng 57,1 km là một phần trong quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông khu vực phía Nam. Ngoài ra, các tuyến Vành đai 3 và Vành đai 4 đang được triển khai. Việc tăng cường kết nối hạ tầng tạo thành một mạng lưới giao thông đồng bộ, di chuyển thuận tiện giữa Long An với 12 tỉnh còn lại của Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí vận chuyển, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Long An còn sở hữu cảng quốc tế quan trọng. Trong giai đoạn vừa thi công, vừa khai thác từ tháng 6/2023, Cảng quốc tế Long An tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 70.000 DWT. Khi hoàn thành, nơi đây sẽ có chiều dài liên tục bờ cảng lớn nhất Việt Nam, khoảng 2.368 m, có thể tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 100.000 DWT. Theo báo cáo từ Ban quản lý cảng, Cảng Long An dự kiến sẽ xử lý hàng triệu tấn hàng hóa mỗi năm, trở thành một trong những trung tâm logistics quan trọng của vùng.

 

 

 

Chia sẻ bài viết

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on print
Share on email
error: Content is protected !!